Bình chữa cháy

Bình chữa cháy là một thiết bị PCCC nằm trong hệ thống chữa cháy được sử dụng để kiểm soát hoặc dập tắt các đám cháy nhỏ, thường là trong tình huống khẩn cấp.

Thiết bị này không thể sử dụng để dập tắt đám cháy đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn những đám cháy có ngọn lửa cao đến trần nhà, đám cháy có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng (không có lối thoát hiểm, có nguy cơ phát nổ, phát sinh nhiều khói,…) (vn.wikipedia.org).

Tìm hiểu thêm: Hệ thống chữa cháy

Cấu Tạo Cơ Bản Của Bình Cứu Hỏa

Cấu tạo bình chữa cháy

Cấu tạo bình chữa cháy

Về cơ bản, một bình chữa cháy có dạng hình trụ tròn có van áp suất, bên trong có chữa chất có khả năng ngăn chặn và dập tắt lửa.

  • Thân bình cứu hỏa thường được làm bằng thép đúc và sơn màu đỏ (ngoại trừ, loại bình của Ba Lan được sơn màu trắng và bình cứu hỏa Trung Quốc được sơn màu đen).
  • Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van 1 chiều. Trên cụm van có một van an toàn, loại van này làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định.
  • Loa phun được làm bằng kim loại hoặc cao su, nhựa cứng; được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
  • Trên thân bình được ghi nhãn mác cụ thể nêu rõ về đặc điểm, cách sử dụng bình chữa cháy,…

Nguyên Lý Chữa Cháy Của Bình Cứu Hỏa

Sự cháy diễn ra khi có xuất hiện 4 yếu tố bao gồm oxy để duy trì sự cháy, nhiệt độ cao đủ để tạo ra sự đánh lửa, nhiên liệu để hỗ trợ quá trình cháy và phản ứng hóa học giữa 3 nguyên tố này. Để dập tắt đám cháy, các chất trong bình chữa cháy sẽ loại bỏ 1 trong 4 yếu tố trên tùy thuộc đó là chất chữa cháy gì.

Chẳng hạn, nước có khả năng làm giảm nhiệt độ để ngăn chặn sự cháy; bọt vừa có khả năng giảm nhiệt, vừa có khả năng ngăn chặn oxy từ môi trường bên ngoài tham gia vào sự cháy, hóa chất khô có khả năng phá vỡ phản ứng hóa học giữa oxy, nhiệt độ và nhiên liệu;….

Các Loại Bình Chữa Cháy Phổ Biến

Về cơ bản, bình chữa cháy được chia thành 2 loại: bình chữa cháy cầm tay và bình chữa cháy xe đẩy với các chất chữa cháy khác nhau.

Tìm hiểu: Bình chữa cháy xe đẩy

Bình Bọt Foam Chữa Cháy

Bình bọt chữa cháy

Bình bọt chữa cháy

Bình bọt Foam chữa cháy dập tắt đám cháy bằng cách lấy đi yếu tố nhiệt của tam giác lửa. Bọt chữa cháy cũng ngăn chặn oxy từ môi trường bên ngoài tham gia vào sự cháy.

Bình chữa cháy bọt chỉ dành cho các đám cháy loại A.

Tìm hiểu: Bình bọt Foam

Bình Chữa Cháy Hóa Chất Khô

Bình chữa cháy hóa chất khô dập tắt đám cháy chủ yếu bằng cách làm gián đoạn phản ứng hóa học của tam giác lửa. Loại bình chữa cháy được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là loại hóa chất khô đa năng có hiệu quả đối với các đám cháy loại A, B và C. 

Bình Chữa Cháy Hóa Chất Ướt

Bình chữa cháy hóa chất ướt dập tắt đám cháy bằng cách loại bỏ yếu tố nhiệt trong tam giác lửa và ngăn chặn sự bắt lửa lại bằng cách tạo ra một lớp ngăn cách giữa yếu tố oxy và nhiên liệu.

Hóa chất ướt của bình chữa cháy loại E được sản xuất để chữa đám cháy lớp E- đám cháy liên quan đến dầu, mỡ,.. trong nhà bếp.

Lưu ý: Với những bình chữa cháy được nhập khẩu từ các Mỹ, ký hiệu trên bình chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy dầu, mỡ sẽ được ký hiệu là K (en.wikipedia.org).

Bình Chữa Cháy CO2

Bình Khí CO2 Kèm Tem Kiểm Định

Bình Khí CO2 Kèm Tem Kiểm Định

Bình chữa cháy CO2 dập tắt đám cháy bằng cách lấy đi nguyên tố oxy của tam giác lửa và cũng loại bỏ nhiệt với lượng xả lạnh. Bình chữa cháy loại này có thể được sử dụng trên các đám cháy lớp B và C, chúng thường không hiệu quả đối với đám cháy loại A.

Tìm hiểu: Bình khí CO2 kèm tem kiểm định

Bình Chữa Cháy Khí Sạch

Bình chữa cháy khí sạch dập tắt đám cháy bằng cách làm gián đoạn phản ứng hóa học hoặc loại bỏ nhiệt trong tam giác lửa.

Bình chữa cháy loại này có hiệu quả đối với đám cháy loại A, B và C.

Bình Chữa Cháy Bột

Bình Bột Chữa Cháy Kèm Tem Kiểm Định

Bình Bột Chữa Cháy Kèm Tem Kiểm Định

Bình chữa cháy bột khô tương tự như hóa chất khô ngoại trừ việc chúng dập tắt đám cháy bằng cách tách nhiên liệu ra khỏi nguyên tố oxy hoặc bằng cách loại bỏ yếu tố nhiệt.

Tuy nhiên bình chữa cháy bột khô chỉ dành cho các đám cháy loại D hoặc kim loại dễ cháy. Chúng thường không hiệu quả khi được sử dụng để chữa cháy cho các lớp cháy khác.

Tìm hiểu: Bình bột chữa cháy kèm tem kiểm định

Bình Chữa Cháy Dạng Sương Mù

Nước sương mù trong bình chữa cháy sương mù là những hạt nước siêu mịn. Chún nhỏ đến nỗi nhìn như những hạt sương. Chất chữa cháy này được ion hóa để có khả năng chữa cháy rộng hơn so với bột chữa cháy, bọt và bình chữa cháy hóa chất ướt.

Nó có khả năng dập tắt hầu hết các đám cháy phổ biến bao gồm lớp A, B, C, E và cháy điện.

Do đó, bình chữa cháy loại này có thể được sử dụng như một thiết bị duy nhất trong khu vực cần nhiều hơn một bình chữa cháy.

Lựa Chọn Bình Chữa Cháy

Có rất nhiều loại bình chữa cháy khác nhau, mỗi loại được thiết kế để dập tắt một loại lửa riêng biệt. Chính vì thế, khi lựa chọn bình chữa cháy cho nhà, công trình, người thiết kế thi công cần cân nhắc những sự cố cháy có khả năng phát sinh và lựa chọn loại bình chữa cháy phù hợp dựa trên ký hiệu được ghi trên bình.

  • Bình chữa cháy loại A phù hợp để chữa đám cháy loại A- đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng. Đám cháy loại này liên quan đến các chất dễ cháy phổ biến như gỗ, giấy, vải, cao su, rác và nhựa. 
  • Bình chữa cháy loại B dành cho đám cháy loại B- đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;
  • Bình chữa cháy loại C dành cho đám cháy loại C- đám cháy các chất khí;
  • Bình chữa cháy loại D được sử dụng để dập tắt đám cháy loại D- đám cháy các kim loại;
  • Bình chữa cháy loại E được sử dụng để chữa đám cháy lớp E- đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng.

Hầu hết các bình chữa cháy được sử dụng cho nhà ở và không gian công cộng thuộc nhóm ABC, nghĩa là chúng phù hợp để dập tắt các đám cháy gỗ, giấy; đám cháy liên quan đến chất lỏng và chất rắn hóa lỏng cùng đám cháy chất khí.

Lưu ý: Các loại cháy được quy định tại: TCVN 4878:2009– Phòng cháy chữa cháy và phân loại cháy.

Tiêu Chuẩn Trang Bị, Bố Trí Bình Chữa Cháy

Theo TCVN 3890: 2009 về vị trí lắp đặt bình chữa cháy cho nhà ở và công trình, bình chữa cháy phải được trang bị, bố trí theo yêu cầu sau:

Tất cả các khu vực, hang mục trong nhà và công trình có nguy hiểm cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe kể cả khi đã được trang bị hệ thống chữa cháy.

Các bình chữa cháy tự động phải được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không đi vào được. Bình chữa cháy tự động phải phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.

Bình chữa cháy phải được trang bị, bố trí dựa trên sự tính toán liên quan đến định mức trang bị, khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần được bảo vệ được quy định tại bảng 2, TCVN 3890: 2009.

Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.

Bình chữa cháy phải được bố trí ở vị trí thiết kế; không được để bình chữa cháy tập trung cùng một chỗ.

Bảo Trì, Bảo Dưỡng Hệ Thống Bình Chữa Cháy

TCVN 7435- 2: 2004: Phòng cháy, chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy- Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng quy định:

Quy định chung

Tất cả các loại bình chữa cháy, trừ loại được lưu ý ở phục lục C, phải đảm được bảo dưỡng như sau:

  • Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
  • Thử thuỷ lực đúng kỳ;
  • Khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt. Quy trình bảo dưỡng phải tiến hành phù hợp với quỳ trình được nêu ra dưới đây.

Quy trình đối với tất cả các loại bình chữa cháy

Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:

  • Kiểm tra niêm phong và cơ cấu an toàn để xác định bình chữa cháy đã được sử dụng chưa;
  • Sau khi bảo dưỡng, thay thế cơ cấu an toàn và lắp liêm phong mới;
  • Gắn biển vào bình hoặc ghi nhãn tấm biển gắn vào bình để chỉ ra rằng đã tiến hành bảo dưỡng theo quy định.

Đối với việc cân nhắc quy trình được thực hiện khi bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:

  • Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia, hoặc bọt;
  • Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;
  • Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;
  • Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;
  • Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide;

Chỉ được mở bình chữa cháy bằng bột ở điều kiện khô nhất có thể và trong thời gian ít nhất cần thiết để kiểm tra, nhằm làm giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến bột.

Cấm việc trộn lẫn làm nhiễm bẩn chéo giữa các loại bột chữa cháy khác nhau.

Bình chữa cháy halon không được thải bỏ ra khí quyển, nhưng phải lấy ra định kỳ không quá 5 năm bằng phương pháp cho phép lấy lại halon. Các bình rỗng, phải được bảo dưỡng bổ sung theo quy định trong bảng 2, TCVN 7435- 2: 2004.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về bình chữa cháy. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

Tìm hiểu thêm:

0967624114

Zalo

Zalo

Tawk To

Tawk To